Bạn có biết theo khảo sát mới nhất có đến 70% người lao động Mỹ không cảm thấy yêu thích công việc của mình. Theo kết quả thăm dò dư luận, số người không hài lòng với công việc chênh lệch đáng kể so với số còn lại. Đó thực sự là một con số đáng kinh ngạc!
Nếu bạn nằm trong số 70% đang khốn khổ với công việc hiện tại, có lẽ bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về việc thay đổi nghề nghiệp. Và nếu bạn yêu thích công việc thiết kế nội thất, chúng tôi có một danh sách nhỏ các nghiên cứu cho biết liệu bạn có phù hợp để phát triển trong lĩnh vực này hay không?
Những nhà thiết kế/ trang trí nội thất là những người có đầu óc sáng tạo và logic. Họ biết cách biến một căn phòng trở thành một không gian chức năng gắn kết, đẹp mắt và quan trọng nhất. Bạn có đang sở hữu khả năng đặc biệt của một nhà thiết kế nội thất- sự kết hợp giữa khối óc của nhà khoa học và tâm hồn của một người nghệ sĩ? Hãy cùng đón đọc bài viết sau đây của chúng tôi.
1.) Bạn bị “ám ảnh” về những chi tiết trang trí
Hầu hết những đánh dấu trên trang Pinterest của bạn đều có tiêu đề tương tự như: “ý tưởng phòng ngủ”, “backplash trong bếp”, “gạch ốp phòng tắm”. Bạn đã bao giờ nhìn vào căn hộ của người thân, bạn bè và nghĩ “Tại sao họ lại lựa chọn kiểu tay nắm này mà không phải loại được mạ bạc hay vàng để tạo điểm nhấn cho toàn bộ không gian?”.
Nếu bạn dành nhiều thời gian để mơ mộng về cách sắp xếp và các giải pháp trang trí nội thất mới, có lẽ thiết kế chính là lĩnh vực phù hợp với bạn.
2.) Bạn không ngừng sắp xếp lại các trang thiết bị nội thất
Bạn có thường xuyên cần dùng đến tấm cao dán để giảm bớt đau lưng sau những lần di chuyển, dọn dẹp đồ đạc trong nhà? Bọn trẻ có hay hỏi bạn về việc một số món đồ của chúng tự nhiên “không cánh mà bay” hay đã bao giờ vợ/ chồng bạn than vãn về việc chiếc ghế yêu thích của cô ấy/ anh ấy một ngày đẹp trời bị thay mới chỉ vì bạn tìm thấy một chiếc phù hợp hơn với nội thất trong nhà?
Ngoài ra, nếu cứ khoảng 6 tháng hoặc ít hơn, bạn lại sắp xếp nội thất trong phòng khách 1 lần- chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm một khóa học về trang trí, thiết kế nội thất để trau dồi khả năng của mình.
3.) Bạn bè hỏi bạn về những ý tưởng trang trí nhà cửa.
Nếu mọi người tìm đến bạn để được tư vấn về cách trang trí nhà cửa và cân nhắc sau đó đưa ra những lời khen hoặc những dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn là người có con mắt sáng tạo, phù hợp với công việc của một nhà thiết kế nội thất? Bạn hay được bạn bè kể chuyện mỗi khi họ có dự định thay đổi bất kỳ điều gì đó trong nội thất căn nhà? Họ xin ý kiến của bạn về màu sắc cũng như vật liệu một số đồ đạc để thay thế?.
Điều này rất dễ hiểu, bởi nếu bạn là người đam mê thiết kế nội thất, mỗi khi bạn biết người thân hoặc bạn bè đang có ý định tu sửa hay xây dựng một không gian mới, bạn dường như bị lôi cuốn vào công việc nghiên cứu và đưa ra những ý tưởng với các mẫu vải, vật liệu hoàn thiện sàn và màu sơn… Nếu bạn đang vui vẻ gật đầu, rất có thể bạn đã tìm thấy lựa chọn công việc mới của mình.
4.) Bạn cố bảo vệ từng tác phẩm trang trí nội thất
Có thể nói mỗi địa phương đều sở hữu một công trình công cộng vấp phải sự phản đối dữ dội của tất cả mọi người. Từ khi nó xuất hiện ai nấy đều kiến nghị để loại bỏ nó, trừ bạn. Nếu bạn có khả năng nhìn thấy ưu điểm bên trong một tòa nhà xiêu vẹo khi mọi người chỉ thấy đó là một sự lãng phí thì bạn đã đi đúng hướng trong việc nuôi dưỡng tiềm năng thiết kế của mình.
Cũng có thể bạn không chỉ nhìn thấy ưu điểm bên trong những tòa nhà đó mà còn đến hội đồng địa phương để bảo vệ chúng. Nếu bạn là một nhà đầu tư, thậm chí bạn còn ước có thể đấu thầu công trình đó với hi vọng sẽ biến nó từ quái thú trở thành người đẹp.
5.) Bạn biết nhiều màu sắc ngoài những màu cơ bản trên bánh xe màu
Bạn không chỉ biết những màu cơ bản trên bánh xe màu mà bạn còn biết thế nào là màu bổ sung, màu cấp 2 hoặc thế nào là màu tương đồng. Bạn cũng biết những màu nào kết hợp với nhau là đẹp nhất và những màu nào không nên đặt cạnh nhau và quan trọng hơn cả, bạn hiểu màu sắc có thể tác động đến “tâm trạng” của một ngôi nhà.
6.) Bạn là khách quen của những siêu thị nội thất/ cửa hàng vật liệu xây dựng
Chúng tôi tin chắc có những người mà danh sách mua sắm của họ tràn ngập những vật liệu, món đồ cho các dự án DIY của mình. Những nhà thiết kế nội thất là những người có óc sáng tạo và thật khó để ngăn họ nghĩ về những bản thiết kế tiếp theo trong tương lai.
7.) Bạn luôn có một bộ đồ nghề ở bên cạnh
Dù là nam hay nữ, những nhà thiết kế đều có niềm đam mê bất tận với những món đồ tự chế và đó là lý do họ luôn chuẩn bị sẵn sàng một bộ đồ nghề để phục vụ cho các ý tưởng sáng tạo. Nếu bạn thường xuyên mang theo thước đo hoặc bảng màu, bạn nên suy nghĩ để tạo ra một portfolio về những ý tưởng/ dự án thiết kế cho riêng mình. Hãy thử hình dung bạn đang cầm trên tay cuốn sổ vẽ, đi lại xung quanh với cuộn thước dây trong túi để chuẩn bị đo đạc, lựa chọn kích thước các đồ nội thất cũng như một số trang thiết bị khác sao cho phù hợp nhất với không gian một căn phòng. Thật đáng để tự hào phải không nào?
8.) Sắm sửa đồ nội thất là niềm đam mê của bạn
Mua sắm đồ nội thất từ lâu được xem là thú vui của bạn. Bạn còn có khả năng biến một món đồ đáng được đưa vào trong bảo tàng trở nên mới mẻ chỉ bằng vài đường sơn hoặc 1 tờ giấy nhám? Bạn thích mang về những món đồ cũ, bong tróc như bàn, ghế,… về nhà và mày mò chúng bất cứ khi nào rảnh rỗi? Sau khi bạn hoàn thành tác phẩm của mình, bạn sẵn sàng dọn dẹp lại phòng khách nhà mình – một lần nữa- chỉ để nhét vừa món đồ đầy tâm huyết đó.
9.) Luôn luôn kiếm tìm
Nhiều người- cả phụ nữ và đàn ông sẵn sàng bỏ nhiều thời gian cho công việc mua sắm- và họ coi đó như một cách tập thể dục, nhưng quan điểm mua sắm của bạn lại có đôi chút khác biệt. Bạn say sưa (thậm chí là bị ám ảnh) trong việc tìm kiếm một mảnh ghép còn thiếu trong nhà mình khi bạn vô tình nhìn thấy một phòng trưng bày nội thất trong giờ nghỉ trưa hay đột nhiên bắt gặp trong một hội chợ triển lãm.
Việc phải bỏ qua những chiếc bàn cổ, những chiếc kệ độc đáo hay một loại đèn trang trí nào đó khiến bạn cảm thấy đứng ngồi không yên. Chắc chắn bạn là người vô cùng may mắn khi sở hữu tâm hồn và tố chất của một nhà thiết kế tài năng.
10.) Bạn có kiến thức về các loại vải
Hẳn ai trong số chúng ta cũng biết cách phân biệt các loại vải như cotton, len, nhung, linen… Tuy nhiên, một người được sinh ra để trở thành một nhà thiết kế sẽ có những cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới của vải. Nói một cách dễ hiểu, những nhà thiết kế luôn có “chất cảm” tốt hơn so với những người khác. Chính vì vậy, họ biết cách phối hợp, sắp xếp các loại vật liệu khác nhau để tạo ra một tổng thể ăn nhập và đẹp mắt.
Theo freshome.
Grade A stuff. I’m unenbstiouaqly in your debt.