Nhà ống phong cách tối giản vị nhân sinh

WBE House là tên một dự án nhà ở thiết kế theo phong cách tối giản của văn phòng kiến trúc Nhật- Studio AUAU. Ngôi nhà nhỏ xinh xắn này được xây dựng từ năm 2010 trên một lô đất rất nhỏ hẹp ở Kasugai- một khu phố rất đông dân cư sinh sống. Hãy cùng xem các kiến trúc sư đã làm thế nào để biến một căn nhà ống thông thường trở nên khác biệt và rất đáng sống.

01-WBE-House-02-723x1024

Nói đến nhà ống đa phần mọi người đều nghĩ đến phương thức tổ chức mặt bằng theo dạng hành lang: Một loạt các phòng được đặt thẳng hàng và nối liền với nhau theo một trục giao thông xuyên suốt. Cách bố trí này đã trở nên quá quen thuộc đến mức nhàm chán. Vì vậy, không ít người phải tự đặt ra câu hỏi “Liệu còn cách tổ chức mặt bằng khác cho nhà ống?”. Lật lại lịch sử kiến trúc chúng ta có thể thấy những ngôi nhà truyền thống ở nông thôn miền Bắc trước đây thường có từ ba đến bảy gian. Các gian nhà này là một chuỗi các không gian liên thông với nhau kết nối bằng hệ cửa lật theo một trục thẳng. Cùng với sự phát triển trong đời sống xã hội, khi ngôi nhà là nơi ở của nhiều thế hệ, con người đòi hỏi những không gian kín đáo hơn, từ đó những bức tường được dựng lên, tạo ra kiểu hành lang đặt lệch về một phía. Phương án này có ưu điểm là tận dụng được tối đa diện tích nhưng lại có nhiều hạn chế về mặt vi khí hậu.

Nhiều năm trở lại đây, xu hướng mở thông không gian – bắt nguồn từ châu Âu đã được ứng dụng ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Theo đó, bếp, phòng khách, phòng ăn được tổ hợp thành một không gian duy nhất. Các thuật ngữ “không gian mở” hay “không gian liên tục” ngày càng trở nên phổ biến. Đây hoàn toàn không phải là một xu hướng mới mà thực chất chúng ta đang quay trở lại với lịch sử.

02-WBE-House-03-750x953

Góc chụp từ phòng ngủ master.

Về mặt công năng: Ngôi nhà mà chúng tôi giới thiệu với các bạn ngày hôm nay chính là một ví dụ điển hình trong việc ứng dụng kiến trúc truyền thống vào cuộc sống hiện đại. Các không gian chức năng trong nhà chỉ được phân tách thông qua sự thay đổi về cốt cao độ, liên hệ với nhau theo các điểm nhìn xuyên suốt. Dù đươc ngăn chia theo cả chiều dọc và chiều ngang, nhưng nhìn chung ngôi nhà vẫn là một tổng thể duy nhất, một không gian liên tục-  một không gian rất Nhật Bản.

03-WBE-House-04-750x952

Góc nhìn từ phòng sinh hoạt chung của gia đình

 

Phân tích từ góc độ vi khí hậu: Chúng ta có thể thấy từng ngóc ngách của ngôi nhà luôn được tràn ngập ánh sáng. Vào ban ngày, các thành viên không cần dùng đến hệ thống chiếu sáng nhân tạo vẫn có thể tổ chức mọi hoạt động một cách dễ dàng. Với không gian bếp “mở hết cỡ” như thế này, chủ nhà chắc chắn sẽ không phải lo lắng tình trạng khói, mùi thức ăn bị lưu lại trong nhà nhờ thiết kế thông minh tạo luồng không khí đối lưu, kết nối khoảng thông tầng từ bếp ra ngoài góc sân nhỏ phía sau nhà.

04-WBE-House-06-733x1024

Góc nhìn từ phòng trẻ con


06-WBE-House-07-750x955

Các kiến trúc sư đã thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng giữa không gian và tỷ lệ con người, cũng như chủ nghĩa vị nhân sinh trong thiết kế khi bố trí phòng của trẻ em thấp ở tầng 1 và phòng sinh hoạt chung cao ở phía trên.

mbt1

 

mbt2

Mặt bằng tầng một và tầng hai. Bố cục của ngôi nhà hầu như không có “cửa”.

 

Sơ đồ minh họa ý tưởng bố trí công năng.

Sơ đồ minh họa ý tưởng bố trí công năng.

Theo Homedsgn

 

 

Authors

Related posts

*

Top